Ngũ cốc

Ngũ cốc nảy mầm là gì? Cách làm ngũ cốc nảy mầm

Bột ngũ cốc nảy mầm

Đây sẽ là bài viết giúp bạn hiểu hết về ngũ cốc nảy mầm, tất cả những gì bạn đang quan tâm về nó.

Trước hết,

Bột ngũ cốc nảy mầmNgũ cốc nảy mầm là gì?

Ngũ cốc nảy mầm là loại ngũ cốc làm từ các hạt đã qua công đoạn ngâm cho hạt nảy mầm. Có tác dụng tối đa với sức khỏe nhờ cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và đặc biệt là chất chống oxi hóa.

Theo một số thông tin thì loại ngũ cốc này bắt nguồn từ người Huế.

Bột ngũ cốc nảy mầm có tốt không?

Bạn có biết đến mầm đậu nành?

“Mầm đậu nành” có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe đặc biệt là hỗ trợ bệnh nhân u sơ tử cung.

Đó là một ví dụ tuyệt vời cho câu hỏi bột ngũ cốc nảy mầm có tốt không.

Tiếp theo đây là 10 tác dụng của nó,

Có thể bạn quan tâm: Đánh giá các loại ngũ cốc tốt

Ngũ cốc nảy mầm có tác dụng gì?

#1. Trung hòa các chất ức chế enzyme

Các chuyên gia nghiên cứu cho biết, lớp bảo vệ bên ngoài của ngũ cốc nguyên hạt (vỏ hạt) có chứa các chất ức chế enzyme. Nếu những hạt này được tiêu thụ thô, nó sẽ kìm hãm hoạt động của các enzym có khả năng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và thay đổi cân bằng tiêu hóa trong cơ thể.

#2. Bổ sung tối đa vitamin

Ngâm ngũ cốc nảy mần sẽ làm lớp axit phytic bị phá vỡ, cho phép các vitamin và khoáng chất có trong hạt cũ cốc được hấp thụ vào cơ thể dễ dàng hơn.

#3. Cải thiện hệ tiêu hóa

Hạt ngũ cốc khi nảy mầm sẽ sinh ra các chất có chức năng cải thiện hoạt động đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt, giúp chống lại nhiều bệnh do axit phytic gây ra.

#4. Tăng cường lưu thông máu

Hạt ngũ cốc nảy mầm giúp tăng cường lưu thông máu bằng cách duy trì số lượng hồng cầu với lượng khoáng chất thích hợp như đồng và sắt. Bên cạnh đó, nó cũng cung cấp oxy cho các cơ quan và tế bào khác nhau để tối ưu hóa hiệu suất của chúng. Hạt nảy mầm còn giúp tăng trưởng tóc và tạo ra các mạch máu mới.

#5. Hỗ trợ giảm cân

Mầm hạt ngũ cốc giàu chất dinh dưỡng, hàm lượng chất xơ cao nhưng hàm lượng calo cực thấp được coi là thực phẩm hữu ích trong chế độ giảm cân. Nó cũng ức chế sự sản xuất ghrelin, một loại hormone đói làm tăng cảm giác thèm ăn, ăn nhiều gây ra béo phì.

#6. Cải thiện thị lực mắt

Vitamin A cùng với các chất chống oxy hóa có trong hạt ngũ cốc nảy mầm sẽ giúp cải thiện thị lực, bảo vệ các tế bào mắt khỏi sự tấn công của các gốc tự do.

#7. Giảm độ axit

Hạt mầm giúp điều hòa và duy trì độ pH bên trong cơ thể bằng cách trung hòa mức độ axit. Do đó, những người thường bị ợ chua có thể sử dụng hạt ngũ cốc nảy mầm sau bữa ăn chính để giảm thiểu tình trạng này.

#8. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Axit béo omega 3 trong hạt nảy mầm có khả năng tăng lượng cholesterol tốt và giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Bên cạnh đó, axit béo omega 3 có đặc tính chống viêm giúp giảm tình trạng căng thẳng tim mạch, giữ cho tim được khỏe mạnh.

#9. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Với hàm lượng vitamin C cao cùng với vitamin A có đặc tính chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, hạt nảy mầm trở thành chất kích thích mạnh mẽ trong quá trình sản sinh tế bào bạch cầu, ngăn ngừa bệnh tật và nhiễm trùng tấn công cơ thể.

#10. Ngăn chặn lão hóa sớm

Các chất chống oxy hóa trong hạt ngũ cốc nảy mầm có tác dụng ngăn chặn sự phá hủy DNA, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lão hóa sớm. Hơn nữa, nó cũng giúp chống lại các gốc tự do gây tổn thương tế bào, làm lão hóa và tổn thương làn da.

Cách làm ngũ cốc nảy mầm

Nếu bạn đang muốn làm ngũ cốc cho bà bầu hay ngũ cốc cho người tiểu đường thì cách làm này rất tốt cho 2 đối tượng trên

Bước 1. Chọn hạt

Trước tiên bạn cần chọn được hạt ngũ cốc sạch, ngũ cốc trồng tự nhiên. Nếu chọn được hạt ngũ cốc trồng tại địa phương, giống cũ sẽ ngon hơn.

Bước 2. Ngâm hạt đủ thời gian

Đơn giản là rửa qua bụi đất rồi cho hạt vào trong nước, thêm một thìa muối biển. Thi thoảng thay nước, nếu ngâm vào ban đêm, mình không cần thay nước.

Công thức thời gian ngâm hạt

Loại hạtThời gian ngâmThời gian nảy mầm
Gạo lứt9h3-5 ngày
8h2-3 ngày
Yến mạch6h2-3 ngày
Lúa mì7h2-3 ngày
Đậu xanh1 ngày2-3 ngày
Đậu đỏ8h3-5 ngày
Đậu gà12h2-3 ngày
Đậu lăng8h12h – 3 ngày
Diêm mạch (quinoa)4h1-3 ngày
Kiều mạch (tam giác mạch)15 phút6h
Ngô12h2-3 ngày
Bí ngô8h1-2 ngày
Hạt dẻ BrazilKhông ngâmKhông nảy mầm
Óc chó4hKhông nảy mầm
Hạnh nhân8-12h3 ngày
Hồ đào6hKhông nảy mầm
Hạt điều2-2,5hKhông nảy mầm
Hạt mắc caKhông ngâmKhông nảy mầm
Hạt dẻ cườiKhông ngâmKhông nảy mầm
Hạt thôngKhông ngâmKhông nảy mầm
Hạt vừng8h1-2 ngày
Linh lăng8h2-5 ngày
Cà ri8h3-5 ngày
Hạt lanh8hKhông nảy mầm
Hạt dương8h2-3 ngày
Hạt cây gai dầuKhông ngâmKhông nảy mầm

Bước 3. Hấp chín

Ngâm hạt xong sẽ đem hạt đi hấp chín, bước này làm cho hạt ngũ cốc chín đều từ ngoài vào trong, mình hấp hạt chín bằng hơi nước, tức hấp cách thủy.

Việc hấp chín kĩ hạt cũng là một trong các cách để loại bỏ chất ức chế trypsin còn dư. Việc hấp chín hạt càng giúp bạn dễ tiêu hóa hạt hơn nữa. Chất ức chế trypsin sẽ mất đi khi gặp nhiệt độ cao trong quá trình hấp chín.

Bước 4. Rang hạt

Hạt đã chín sẽ đem đi rang khô giòn vừa đủ. Rang riêng từng loại hạt. Bước này, hạt đã chín lại được rang khô và giòn thơm. Hạt thơm ngon và tốt hơn cả khi rang từng nắm nhỏ trên chảo gang.

Bước 5. Rang muối biển

Rang muối biển (muối biển tự nhiên không phải muối tinh chế) một lượng vừa phải theo khẩu vị mặn nhạt tùy ý.

Bạn nào không cầu kỳ trong công thức có thể bỏ qua bước này. Hoặc bạn nào thích ăn ngọt cũng có thể bỏ qua bước nêm muối.

Bước 6. Xay hỗn hợp hạt lẫn muối

Các bạn lưu ý các hạt có dầu rất khó xay, ví dụ như hạt mắc ca, các hạt như vậy các bạn sẽ phải xay riêng bằng máy xay sinh tố ở nhà.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

#1 Cộng Đồng Bán Hàng Online BMT – Chợ Sale BMT

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *